Tin Tôn Đông Á

BÁO SANGYO NHẬT - Nhà máy 2 của TDA: Hoàn thiện sau 6 năm, đột phá với năng suất và thiết bị hiện đại
29/05/2020

Tôn Đông Á (TDA) đơn vị sản xuất tôn mạ lớn của Việt Nam đã chính thức đưa vào hoạt động dây chuyền mạ màu liên tục (CCL) tại nhà máy 2 (nhà máy Thủ Dầu Một) vào ngày 15 tháng trước, qua đó chính thức hoàn tất tất cả những dây chuyền sản xuất sau 6 năm triển khai. 

TDA có tham khảo tư vấn, góp ý của đơn vị sản xuất thép đến từ Nhật khi đầu tư nhà máy 2 này. Các dây chuyền sản xuất của nhà máy từ tẩy rỉ đến cán nguội, mạ kẽm nhúng nóng và mạ hợp kim nhôm kẽm nhúng nóng (CGL), mạ màu (CCL) được bố trí gần kề nhau, có thể nói là một bố trí khá lý tưởng. Cứ điểm sản xuất lớn với năng lực cạnh tranh cao là vũ khí để TDA chính thức thâm nhập vào phân khúc thép lá cao cấp dành cho điện gia dụng, thiết bị gia dụng HA (Home Appliance), là phân khúc TDA đã luôn quyết tâm hướng đến. Nhà máy 2 của TDA đã mở ra một khởi đầu mới.

“Trong ngày đầu tiên sản xuất chính thức thì đã ra được thành phẩm loại 1”, Giám đốc nhà máy, anh Lâm Vĩnh Hảo, đã nói về thành công khi đưa vào vận hành dây chuyền CCL. Thông thường cần khoảng 2 tuần đến 1 tháng cho các điều chỉnh (ví dụ như màu sắc, nhiệt độ, cơ tính,…) nhưng giám đốc nhà máy đã điềm tĩnh phân tích rằng “Đây là thành quả của một quá trình chuẩn bị lâu dài.”

Đây là chuyền CCL đầu tiên được đầu tư tại nhà máy 2 nhưng công nhân là những cá nhân lành nghề được thuyên chuyển hoặc đào tạo bài bản từ nhà máy 1 sang. “Tổng công ty đã chỉ thị cho (nhà máy) chúng tôi bắt đầu thử thách với mảng điện gia dụng sau khi vận hành 6 tháng”. Không ngủ quên trong thành công, họ đang nhắm đến mục tiêu tiếp theo.

TDA đã đạt được sự phát triển đáng kể sau 20 năm kể từ ngày khởi nghiệp. Năm 1998, khởi đầu với thiết bị mạ kẽm nhúng nóng không liên tục dùng để mạ tấm & máy cán tôn, đến năm 2004 họ đầu tư dây chuyền CGL, năm 2006 tiếp tục mở rộng kinh doanh với việc đầu tư thêm dây chuyền CCL. Năm 2013 bắt đầu khởi công nhà máy mới, đưa vào dây chuyền tẩy rỉ & cán nguội, tiếp bước những đơn vị sản xuất tôn mạ hàng đầu ở Việt Nam.

Nhà máy 2 đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển đáng kể đó. Hiện nhà máy có tổng diện tích 12,58 hecta với 5 gian xưởng nằm liển kề nhau, bao gồm 1 dây chuyền tẩy rỉ, 2 dây chuyền cán nguội đảo chiều, 3 chuyền CGL & 1 chuyền CCL. Các sản phẩm gồm có: thép mạ kẽm nhúng nóng (GI) dùng trong xây dựng & sản xuất ống, thép mạ nhôm kẽm (GL) dùng ngoài trời & thép mạ màu. Nhà máy cũng có máy xả băng & có sản xuất ống, làm lõi sắt phục vụ cho xuất khẩu.

Năng suất năm của nhà máy số 2 như sau: chuyền tẩy rỉ: 600.000 tấn, cán nguội: 600.000 tấn, CGL: 700.000 tấn, CCL: 120.000 tấn. Trong khi đó nhà máy số 1 có dây chuyền CGL để sản xuất GL năng suất 120.000 tấn, 3 dây chuyền CCL sản xuất PPGL có tổng năng suất 120.000 tấn.

Theo một bố trí đã được cân nhắc, tính toán tốt nhất, từ chính diện nhà máy nhìn vào, phía bên trái ngoài cùng là khu vực bãi chứa cuộn nguyên liệu & chuyền tẩy rỉ, tiếp theo là chuyền cán nguội, chuyền CGL, sau đó là chuyền CCL ở phía ngoài cùng bên phải. Toàn bộ các gian xưởng được kết nối với nhau bằng xe rùa chạy trên đường ray được bố trí đầu & cuối các xưởng nên không cần sử dụng xe tải cho các luân chuyển (hàng hóa, nguyên liệu) theo chiều ngang, hạn chế tình trạng thắt nút cổ chai.

Dây chuyền tẩy rỉ được nâng cấp giúp năng suất tăng gần gấp đôi so với giai đoạn đầu. Nhà đầu tư cũng quan tâm đến vấn đề môi trường & đã đầu tư hệ thống tái sinh axit đã qua sử dụng. Hệ thống xử lý nước thải của Kobeco đảm bảo môi trường trong khu công nghiệp xanh. Trong 1 ca: khoảng 50 cuộn được tẩy rỉ & sản lượng tính theo ngày là khoảng 2.000 tấn. 

Dây chuyền cán nguội mới được đưa vào vận hành trong năm 2017 là chuyền 2 giá cũng của nhà sản xuất Danieli như chuyền cán số 1, năng suất là 400.000 tấn. Độ dày sản phẩm đầu ra là 0.15~1.8mm. Tương tự chuyền cán nguội số 1, chỉ tính riêng nhu cầu nội bộ của nhà máy dây chuyền đã phải chạy hết công suất. Phần cán nguội còn thiếu do chuyền cán chưa đáp ứng được TDA mua bổ sung từ bên ngoài.

Về dây chuyền CGL, dây số 1 là của Nippon Sumikin Engineering, sản xuất được cả GI & GL với năng suất 200.000 tấn. Dây số 2 của Danieli, chuyên sản xuất GL, công suất 150.000 tấn. Tháng 4 năm nay đã chính thức vận hành dây số 3 của Danieli, cũng là 1 dây sản xuất kết hợp GI&GL với năng suất 350.000 tấn.

Dây số 3 mới nhất có thể sản xuất đến độ dày 2,5mm, giúp dải chiều dày có thể sản xuất được của nhà máy tăng từ 1,5mm lên 2,5mm. Về lượng mạ, dây chuyền này mạ được đến 350g/m2 (Z35), tính năng cao hơn những dây chuyền trước. Ngoài những ứng dụng chủ yếu từ trước đến nay là tôn lợp, vách dựng, dây chuyền có thể đáp ứng rộng hơn cho những ứng dụng khác như ống, xà gồ, điện gia dụng, thiết bị HA, hướng đến phân khúc GI cao cấp.

CCL cũng là dây chuyền của nhà sản xuất Danieli theo phương thức 3 bake 3 coat với công suất 120.000 tấn. Trên chuyền có cả trục tạo embosser (ở công đoạn sản xuất cuối), có thể sản xuất on-line những sản phẩm thép lá có tính thiết kế cao. Tốc độ tối đa có thể lên đến 120m/phút.

Vấn đề lớn nhất của nhà máy là sản xuất được sản phẩm thép mạ màu đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của mảng điện gia dụng. Như vậy, yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt vấn đề môi trường trong quá trình tạo ra sản phẩm. Giám đốc nhà máy – anh Hảo cũng nhận thức vấn đề này và cho biết “nhà máy sẽ còn tiến hành cải tiến liên tục.”

TDA đang chuyển hướng sang phân khúc sản phẩm chất lượng cao nhằm thoát khỏi cuộc chiến cạnh tranh gay gắt do cung vượt cầu & điều đó thể hiện cả trong việc phân phối lưu chuyển sản phẩm. “Khi xuất khẩu có nhiều quy định quốc tế về đóng gói nhưng với TDA, ngay cả hàng vận chuyển nội địa cũng có quy định chặt chẽ.” TDA luôn thực hiện kiểm tra các yếu tố trong công đoạn vận chuyển, bảo quản, ví dụ: như xe chở cuộn có sử dụng pallet đạt chuẩn không, cách siết đai chằng buộc đúng chưa, có che bạt không,… nhà máy TDA có những xử lý cứng rắn như khi xe vi phạm sẽ từ chối không cho lấy hàng. “Thậm chí có khách hàng nói sao TDA khó quá nhưng chúng tôi vẫn triển khai thực hiện triệt để vì an toàn, vì chất lượng sản phẩm.”

Sản lượng dự kiến năm 2018 là 650.000 tấn nhưng sang những năm sau công ty   hướng đến công suất 800.000 tấn. “Việc tăng sản lượng không thể thực hiện chỉ với cố gắng của nhà máy. Chìa khóa cho vấn đề này chính là sự kết nối (tốt) với kinh doanh và kế hoạch.” Tại Việt Nam các yêu cầu của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm sẽ ngày một cao & TDA nhấn mạnh rằng “nhà máy chính là hậu phương vững chắc cho kinh doanh trong cuộc chiến với các đối thủ cạnh tranh trên tiền tuyến.” Mặt khác nhà máy cũng sẽ nâng cao tay nghề, cải thiện kỹ thuật hơn nữa để “có thể đề xuất những phương án có lợi cho đôi bên ví dụ như linh hoạt điều chỉnh tiêu chuẩn của những sản phẩm modified hoặc over-spec.

Nguồn: